Ra kè

Thứ 7, ngày 23-11-2013. Ra Kè Tiên Sa.

Lâu lắm rồi không ra kè, cái chính là ngại cái cảnh chen lấn và một số cần thủ câu thiếu tính giải trí. Thứ 7 này không đi sớm được nên mấy cái bè có cá hết chỗ mà đang bị mấy con cá dò nó “chích” nên ra kè là đơn giản nhất.

Ừ mà mình cũng đang là thành viên của ” Kè Tiên Sa ” đấy chứ!

Một ngày trời đẹp, nước mạn trong vẫn rất đục vì nước đỏ vẫn còn đổ về rất nhiều từ thượng nguồn, mạn ngoài do tạnh mưa và yên gió nên nước tương đối trong. Ngày không nắng nên các cần thủ tập trung cũng khá, ngồi thành hàng ở mạn ngoài.

Image

Image

Ở đây thấy rõ hình cái lưng ngựa của Mũi Đà Nẵng ( Mom Ngựa)

Image

9h hơn ra đến nơi đã thấy nhóm anh em Kè Tiên Sa “dàn trận” đâu khoảng hơn 5 người đang câu ISO – thông tin là cá dò nó phá lắm. Ok, nó phá thì cho nó phá.

Trong điều kiện thi đấu thế này phương án câu cá dò- cần ngắn, thả ngay trước mặt là một lựa chọn dễ dàng nhất không làm ảnh hưởng đến “vùng trời” và “vùng biển” của ai.

Cá dò cả bầy nhưng nhỏ, câu chủ yếu bằng mồi bột và chiến thuật ” lắc tay”.

Một ngày ở kè cá vẩu và cá bi ăn rất nhiều, Kè Tịch Xuân Anh thu hoạch khá nhất với 02 chú hanh tầm 5-6 lạng và một mớ cá vẩu, có con cũng khá lớn.

Cá hanh câu ISO

Image

Image

Image

Kè Tịch thu hoạch thì khá nhưng lâu lâu phải chiến đấu với một gã “hàng xóm” ngồi bên tay phải – lão này lâu lâu lại đánh chiếm ” vùng trời ” và ” vùng biển ” của Kè Tịch, có lẽ là ké chút mồi xả.

Mùa này ở Kè cũng có nhiều loại cá, tuy vậy lâu lâu lại gặp phải mấy gã ” hàng xóm ” kiểu như của Kè Tịch hôm nay.

 

Xem thêm : http://dungnhidng.com

 

Chiến thuật ” lắc tay”

Giữa tuần, thứ 4, ngày 20-11-2013, nghỉ cho hết phép năm. Đích đến là bè ông Phú ( Sơn Trà) cho đơn giản việc chuẩn bị và cự ly di chuyển.

Giữa tuần đẹp trời, nước vừa bắt đầu đủ độ lắng sau lụt nên bè hôm nay rất đông, ước chừng trên dưới 50 cần thủ.

Nhộn nhịp

ImageImageImageImage

10h30 mới có mặt tại bè, rất may bè vàng còn đúng 01 chỗ hẹp giữa 04 cần thủ đã đổ bộ từ trước.

Nước đang còn “dư lượng phù sa” nên cá ăn lông chưa vào, sau mấy đường tung thử nghiệm cái “cần lông” được gác sang một bên dành cho câu chuyện câu mồi tôm lột cắt và bột.  Cá dò ăn giữa cả bầy liệt thu nên phá mồi rất tợn. Phương án tối ưu được chọn là cần mảnh Fila 2,1m, lưỡi rường tiêu và mồi bột.

Đám cá dò này ăn rất khôn, gần như không tác dụng lên đọt cần mấy. Chiến thuật ” lắc tay ” được áp dụng – mồi chạm đáy trong vòng 03s-05s lắc tay đánh xóc.

Chiến thuận được áp dụng quá hiệu quả, cá dính liên tục gần đúng với câu của anh Minh Rât : ” Xuống là lên”. Cá dò tương đối lớn, có rất nhiều con có thể được xếp vào hàng ” cô chú”, cần mảnh đầy cảm giác.

Chung cuộc

Image

Image

Tình hình là tương đối hấp dẫn.

Cá cơm trộng

Là loài cá cơm ( nước mặn), nhưng to nên ngư dân gọi là cá cơm trộng ( lớn). Cá trưởng thành cỡ ngón tay người lớn.

Cá cơm trộng thịt trắng, trong, mềm, ngọt. Xương cá chỉ có hệ xương sống cùng với các xương nhỏ như tấm vỷ phát triển ra bụng và lưng nằm giữa thân cá và là hệ xương mềm. Cá có vảy nhưng rất dễ tróc.

Làm cá cơm trộng cũng rất dễ – cắt đầu, dùng tay vuốt vảy, để nguyên con hoặc lách móng tay cái vào giữa con cá là có thể tách ra hai miếng thịt hai bên khỏi hệ xương sống.

Cá cơm trộng tách thịt tầm bột chiên dòn, làm gỏi, để nguyên con nấu canh chua hoặc kho khô đều ngon. Khi kho khô hai miếng thịt hai bên cũng tự tách ra khỏi hệ xương sống. Thịt cá cơm trộng ăn rất lành.

Canh chua thơm cà

Image

Mùa cá cơm trộng là mùa mưa, nước ngà ngà, cá cơm theo các dòng chảy đi kiếm tép và các loại sinh vật nhỏ. Do vậy dân câu bắt chúng chủ yếu bằng mồi lông.

Cá cơm trộng tuy nhỏ chưa đủ gây cảm giác cho cần thủ nhưng nếu gặp đàn ăn từng dây năm ba con cũng rất thú vị.

Đà nẵng đang mùa cá cơm trộng, năm nay cá về nhiều.

xem thêm : http://dungnhidng.com

 

Nước lụt thả lờ

Tuần từ 11 đến 16 tháng 11/2013 – Bão số 15 ( 2013) thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào nam miền trung Việt Nam – khoảng chừng vỹ độ 13-14. Vào bờ nó chia đôi- một phần đi hướng tây tây nam vào nam trung bộ và nam bộ, một phần quét ra các tỉnh từ Bình Định đến Thừa Thiên Huế.

Miền trung mưa kinh hoàng – lụt lớn! Các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam nước ngập mênh mông các làng xóm ruộng đồng.

Nhìn nước lụt lại nhớ đến cánh đồng quê xứ Quảng Ngãi ngày xưa mỗi khi lụt về. Ngày xưa lụt về trẻ con thích lắm, cũng lắm trò mùa nước lụt – lội đồng, úp nơm, kéo vó, đặt lờ. Cái thứ đã bắt đầu thấy già nên nhớ quê!

 

Hy vọng cuối cùng trong ngày là câu cá móm trên nhánh sông Cẩm An, vì là nhánh sông cụt nên ít bị ảnh hưởng bởi nước lụt.

12h00, “chỉ đạo” được đưa ra : thua ngay lúc này có nghĩa là thắng!

Image

Xem thêm : http://dungnhidng.com/nuoc-lut-tha-lo-2845.aspx

 

Câu ghềnh Mom Ngựa

Mom ngựa là một mỏm núi thuộc bán đảo Sơn Trà nhô ra bên phải cửa vịnh Đà Nẵng. Có lẽ từ trong vịnh nhì ra thấy giống hình lưng con ngựa quay ra phía biển nên được người dân gọi là Mom Ngựa. Có bản đồ lập thời Pháp thuộc còn gọi là Mũi Đà Nẵng.

Mom Ngựa bên phải cửa Vịnh Đà Nẵng, bên trái là Hòn Chảo

Image

Xem nội dung tại : http://dungnhidng.com/khai-xuan-binh-than-cau-ghenh-mom-ngua-2756.aspx

 

Câu cá dò ghềnh

Cá dò là loài cá nước mặn, sống phổ biến ở rất nhiều vùng nước ven biển, cửa sông đầm phá, và ngay cả những vùng nước ngoài khơi.

Ngư dân miền trung gọi cá dò là cá kình, với các vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh lại gọi là cá dìa.

Cá dò sống ở các vùng nước ven bờ thường có kích cỡ nhỏ, phổ biến chừng hai ba ngón tay người lớn ( dân câu câu được).

Image

Image

 

Xem nội dung bài viết tại : http://dungnhidng.com/ra-ghenh-cau-ca-gio-2800.aspx

 

 

Cá dò bãi đa

Tuần đầu tiên tháng 11, thứ hai ngày 04 BCN CLB họp vào buổi chiều tại 30 Bạch Đằng để bàn chút việc – quan trọng nhất là việc họp.

Đặt ghe đi Hòn Chảo vào thứ 07 cuối tuần với tin tưởng thời tiết sẽ không có chuyện gì vì ATNĐ mới vào.

Sáng thứ 03 thấy con Hải Yến số 14 to tổ chảng được USNAVY dự báo đến 09-11 sẽ vào đến giữa biển đông ( kinh độ 115, vỹ độ 13) – toi rồi!

Bão Hải Yến ở phía đông Philipin lúc 09h30 ngày 07-11.

Image

Chiều 08-11 chính thức hủy chuyến Hòn Chảo với Mr Mai để cho ghe ” đi trốn”. Thay chương trình bằng đi bè Sơn Trà.

8h00 ngày 09, bãi bè Sơn Trà nhộn nhịp cảnh chống bão, một số các bè đang được kéo lên bờ. Mấy anh ngư dân kéo thúng thấy có hai thằng ” khùng” đang vác thùng bộn súng sống xuống bãi thì quở ” Bão đến nơi rồi còn đi câu mấy cha nội, xíu nữa công an đến bắt chừ”. ” Hí hí, bão mà kể dzô”!

Image

Không ra bè được do Phú bận chống bão- thằng cha này chiều qua vẫn xác nhận qua điện thoại là ra được, nếu có gió chiều vô sớm nhưng hôm nay lại ” teo”!

Phương án đơn giản nhất cuối cùng là ra bãi đa câu cá dò.

Cái ghềnh này khi có cá là không có chỗ chen chân, hôm nay vắng sạch người, chỉ có 02 gã coi trời bằng vung mò ra đây. Mà quả thật đi câu mấy lúc như thế này thấy cũng sướng.

Image

Image

Cá dò ăn rất nhiều, câu bằng mồi bột, mồi tép cho xuống bị cá con phá ” 30s”.

Đến 11h30 thì bị gấu điện thoại điệu về, có vẻ như về để chống bão. Chuẩn bị có ” thiên tai ” nên cần tránh ” nhân tai” được chừng nào hay chừng nấy.

Chậc, chẳng có gì mà chống, tôn mái thì bao cát đã chấn trên đó từ cơn số 11, cửa nẻo cũng không có gì phải lo ( có lo nữa cũng thế nếu nó đủ sức phá được những thứ ấy!) – mấy bà gấu bông lúc nào cũng yếu bóng vía.

Cá dò bãi đa, đủ cho 02 nồi canh.

Image

Cá dò năm nay như thế là nhiều, tình hình như thế này quanh các ghềnh của Sơn Trà và Hải Vân chỗ nào cũng có.

 

Xem thêm : http://dungnhidng.com

Đi theo ngày con nước “sinh”

Con nước ” sinh ” là cách gọi của ngư dân Đà Nẵng ( không biết các nơi khác thế nào?). Dân câu kéo thì gọi là con nước ” kém”, nước ” con”, hay là ” lình xình” . Nó thể hiện một khoảng thời gian mà sự chênh lệch mức thủy triều cao và thấp là bé nhất trong một chu kỳ dao động thủy triều. Ngày ” đỉnh ” ( tức là ngày có chênh lệch thấp nhất ) của khoảng thời gian này được gọi là ngày nước ” sinh”.

Ngày con nước sinh tính theo âm lịch, trung bình mỗi tháng có 02 ngày cách nhau 02 tuần ngoại trừ tháng 02 và tháng 08.

Biển tương đối đẹp, tàu cá lũ lượt chạy về tránh bão

Image

Xem thêm : http://dungnhidng.com