Trời mù sơn khê

Thứ 7 cuối cùng của năm 2013- ngày 28/12/2013, lạnh, trời mù sơn khê.

Các chiến hữu bận hết, cuối cùng lại làm một gã độc hành ra ghềnh mom ngựa câu cá dò – phương án đơn giản nhất không chen lấn xô đẩy xin xỏ!

Cả ngày không có một chút nắng, biển đang trong những ngày sương mù nhất của mùa đông.

Image

Image

Image

Image

Image

 

Cá dò ăn tương đối dày, đã lớn hơn một chút. 13h30, lạnh, buồn ngủ về sớm

 

Xem thêm : http://dungnhidng.com

 

Sinh nhật Dũng- Nhi 2013

Con mình, Dũng và Nhi hai đứa đều là những đứa trẻ sinh ra đúng giữa đông – Dũng ngày 15-12, Nhi đặc biệt hơn chút vào giữa đêm 24-12 khi kim đồng hồ chỉ còn kém nửa đêm đôi chút.

Năm nay Dũng lớp 09, Nhi 02 – con càng lớn cha mẹ càng già.

Sinh nhật 02 anh em luôn tổ chức vào giữa 02 ngày 15 và 24, năm nay là chủ nhật 22-12. Cả hai đứa đều vừa qua kỳ “sát hạch” mùa đông.

Image

Image

Image

Image

Noel đang gõ cửa

Tất niên Kè Tiên Sa 2013

Giữa đông, cái lạnh dai dẳng đã bao trùm cả trời biển, trong tuần có ngày nhiệt độ xuống đến 15 độ. Đối với cái vùng đất nam đèo Hải Vân này như thế cũng đã quá đủ để có một mùa đông giá rét.

Tất niên Kè Tiên sa, thứ 7 ngày 21-12-2013 (có thể hiểu như thế mặc dù chưa qua tháng chạp, âm lịch ngày này mới 19-11). Hai khách mời danh dự phải khuân trên vai một đống đồ “khởi động” với quãng đường gần km để ra kè vì có lệnh “cấm” mà chủ kè thì không liên lac được. Giá như được báo trước một chút để khỏi phải vác nặng!

Biển bắt đầu cho một đợt gió lạnh tăng cường, ban ngày nhiệt độ xuống 18 độ, đủ để ” chảy mũi nước “. Nơi trú ngụ chắc chắn nhất ở kè lúc này là ” Khu hình thang”.

Mr Kim già quả là ác liệt, một ngày tóm 03 chú hanh trong đó có 02 chú cỡ bự, đâu tầm trên 1,5 kg.

Đi câu trong cái tiết trời như thế này thể hiện đúng chất những kẻ giời hành.

Image

Image

Tiên sa đông đúc với những con tàu trú gió của ngư dân và tàu khách du lịch ” dân sự ” và ” quân sự ” cuối năm

Image

Lịch năm 2013 đang đếm ngược về những ngày cuối.

 

Xem thêm : dungnhidng.com

Cù Lao Chàm

Một vùng quần đảo là của hiếm, nằm ven biển Đà Nẵng – Quảng Nam, chỉ cách Cửa Đại TP Hội An 15km đường biển. Cù Lao Chàm bao gồm các đảo : Hòn Lao – đảo trung tâm, lớn nhất, là trung tâm hành chính của xã đảo Tam Hiệp có dân cư sinh sống ; tận cùng phía bắc có cặp bài trùng Khô Mẹ – Khô Con ; kế tiếp là Hòn Lá ; sát Hòn Lao về phía đất liền là Hòn Dài ; gần đất liền nhất là Hòn Mồ ; phía nam Hòn Lao là Hòn Tai ; tận cùng phía nam ( cách Cửa Đại 35 km về phía Đông nam, cách Hòn Lao chừng 15km về phía nam ) là Hòn Ông.

Mỗi hòn dảo đều mang một tên gọi với nét đặc trưng riêng : Hòn Khô trơ trụ đá là nơi trú ngụ của chim yến ; Hòn Tai trông xa giống cái tai người ; Hòn Ông có lăng cá ông với những lời truyền linh thiêng…

Image

Xem thêm : http://dungnhidng.com/cu-lao-cham-2778.aspx

 

 

 

Sông nước Hội An

Một vùng sông nước sát cửa biển, là nơi hội tụ của 03 con sông lớn đất Quảng Nam – Thu Bồn; Trường Giang và Cổ Cò để đổ ra biển đông qua Cửa Đại. Chính nhờ vậy đã tạo ra một vùng sông nước hiếm có ở miền trung – hữu tình về cảnh trí và đa dạng về tôm cá cho dân câu.

Sông nước Hội An nhìn từ Google

Hoi an ( google)

 

Image

Xem nội dung tại : http://dungnhidng.com/song-nuoc-hoi-an-2774.aspx

Chiều Đông Tiên Sa

Thứ 7, ngày 07-12-2013. Một ngày ở Kè tròn trịa. Cảm xúc không có gì ngoài cái sắc lãng đãng của một ngày giữa đông.

Biển lạnh

Image

Image

Mặt biển sương mù lãng đãng,  ẩn chứa những cơn gió lạnh thổi về từ phương bắc, những con tàu vẫn ra khơi trong cuộc mưu sinh bất chấp những bất trắc trên biển trong mùa đông gió.

Chiều nắng nhạt

Image

Một thoáng Tiên Sa

ImageNhững ngày cuối cùng của năm 2013 đang đến, Tiên Sa đón những du khách của mùa giáng sinh.

 

Xem thêm : http://dungnhidng.com

Câu cá IALY

dungnhi : Cuối năm lu bu đủ thứ chuyện không đi câu được, lại ngồi lục “cơm nguội”. Post lại bài này là để nhớ về một thời tung hoành trên miền cao nguyên. Chuyến đi không câu được cá nhưng baì viết này làm cho mấy người bạn mới quen sau này thành thân thiết của CLB 4so9 những giây phút cười vui vẻ. Bài này trước đây trên 4so9, sau này 4so9 “tân trang” nhà cửa mất sạch.

 

CÂU CÁ IALY

Phần 1 : Đánh phỏng chừng

Như đã dự định từ trước, chủ nhật này ( 18-3-2007) anh em sẽ làm một chuyến đánh thám thính thị sát cái hồ IALY xem sao. Mấy ngày trước đã thăm dò anh em ở khu vực được biết là cái hồ này cũng được lắm, mấy con sông lớn ở đây như Đăkpôcô , Đăkbla … đều đổ vào đây cả, nước hồ sâu nên cá ít bị bắt do lưới.

7h sáng anh em lên đường.

Vứt lên xe 4 cái cần máy và 3 cái cần trúc xếp, mấy túi đồ câu và mồi. Mồi được chế tác từ đêm qua, tôm không có, gián thì ghê (ặc), giun thì không đã tay, bởi vậy nên chế đại ‘ cá nục phi lê ‘ và bột – cái món vẫn hay dùng cho lũ cá biển (ặc ặc), vì đã biết cá gì ăn mồi gì ở cái đất này!

Xe ta bon bon trên dặm đường, núi đồi Tây nguyên lô nhô, tháng 3 Tây nguyên mùa con ong đi lấy mật… trong đầu tưởng tượng ra toàn cá là cá, con nào con nấy tươi rói bị móc mang treo lủng lẳng ( nhưng mà không tưởng tượng nổi hình thù như thế nào vì đã biết thế nào đâu mà tưởng tượng).

Đi 80 km, đến ngã rẽ từ QL14 vào nhà máy thuỷ điện, rẽ phải đi thêm 25 km nữa là đến khu vực hồ, rẽ thẳng xuống khu du lịch sing thái chui luôn ra mép nước (Khu vực ngoài đập chính). Chậc, được đây, không hổ danh IALY, mặt hồ ngút ngát, tít phía xa còn khuất sau nhũng ngọn núi không biết đến đâu!

Image

Image

Đập thủy điện IALY

Chọn chỗ ngay mép nước, độ sâu vừa đủ khoảng vài mét, trên mặt từng bầy cá dạng cá mương mình dài ăn nổi đang đớp bóng (cá nhỏ thôi -chằng bằng ngón tay trỏ), bên dưới lâu lâu thấy tăm nổi.

Buộc lưỡi, một loáng 4 cái cần máy đã ngóc đầu bên bờ hồ. 10h sáng.

Gío mặt hồ liu hiu, sóng mặt hồ lăn tăn!

4 cái cần máy ngóc đầu bên bờ hồ rất khí thế, nhưng mà mỗi cần mỗi góc,  vì nói như cái Bác viết bài “ Những kẻ giời đày” thì những kẻ này đi thì hay đi chung cho vui nhưng ngồi thì ngồi riêng thu lu và không nói với nhau một câu nào.

4 cái cần, hai loại mồi đều thả xuống để xem động tĩnh thế nào. Không có cái cần nào dùng phao vì chỉ thích thú cái cảm giác truyền lên tay khi con cá động vào mồi, mổ một cái rồi tha cục mồi chạy đi của lũ cá biển…(ặc).

10 ph, rồi 15 ph, sợi cước của cây cần bên trái bỗng động đậy rồi “cộc”…, “phực” … hì, đến rồi đấy hả!!! nín thở chờ đến khi thấy cái cảm giác ngon ăn nhất thì vút cái đầu cần lên, chỉ có mỗi cái cảm giác cục mồi tụt khỏi miệng cong cá, hề, thất bại!!!

Bên đầu kia mấy cái cần nữa cũng vút lên như thế nhưng nhìn sang thì chỉ thấy mấy chiến hữu cười nhăn nhở, hề, chưa ăn thua!

Suốt 2 h đồng hồ, cứ mổ, kéo rồi dựt cũng chẳng được con ma nào, hoá ra lũ cá ở đây cái miệng nhỏ hơn miếng mồi!!!

12h 15, điện thoại di động nhận tin nhắn : “ Thất bại rồi, kiếm chỗ khác thôi!”, thì đi!!!, nhưng sang bờ bên kia, đi thẳng lên mặt đập vào trong núi, mới nãy thấy một chiếc du lịch 54 chỗ chạy trên mặt đập với toàn tiếng thanh niên hát vang” Việt nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh…”

Nhưng trước tiên phải kiếm cái chi cho vào bụng đã.

Theo lời chỉ của Đ/c bảo vệ tại cổng nhà máy, cách phía ngoài 500 m có một quán “ Hà Nội”. Người chủ quán có nụ cười rất niềm nở “ mời các anh vào ăn cơm”.

Tranh thủ lúc Bà chủ dọn bàn , thăm dò Ông chủ mấy câu để tìm hiểu “ Ngư trường” : –  Anh ơi, cái hồ này có ai đi câu không ?

–  Có chớ, nhiều lắm, nhất là thứ 7 chủ nhật như thế này. Cá ở đây dễ ăn lắm, thả xuống ăn liền.

– Cá to không Anh?

– To chớ, bằng hai ngón tay nè.( ặc)! , Nhưng mà câu cho dzui thôi, mấy Ông câu chuyên nghiệp thì phải đi ghe vào tận trong núi kia , mà mấy Anh đi câu thì phải có mấy cô em đi theo thì mới dzui được, mới có cá được!

Hề, có mấy cô em đi theo thì câu kéo được cái chi được, cái thời đó qua quá lâu rồi!!!

1h chiều, mua vé vào cổng Nhà máy( 10.000 đ một người – không tham quan , chỉ đi câu thôi), băng qua mặt đập- cái đập chắn ngang dòng Sêsan cao cũng đến gần 100m  vào sát chân núi, có một quả đồi nhô ra mặt nước được gọi là “Đảo CNN”, dân Mỹ nghe mà xỉu!!!.

Buông cần! nhưng suốt 2h vẫn không có gì khá hơn!

Image

Image

Những gã giời hành

Đến 3 h chiều thì trời nổi dông, chỉ có gió, kéo theo một ít mây, không có mưa, chỉ có mặt hồ ngờm ngợp những con sóng bị gió xô lên bờ ràm rạp!.

Thế thì không thể làm ăn được gì nữa, chuồn thôi!

Trên đường về mưa mịt mù !

 

Phần 2. cafe sáng

Sáng thứ 2 đầu tuần (19-3-2007) ngồi Café với ông bạn già hôm trước đã từng nói về IALY có nhiều cá do nước sâu và không bị đánh lưới, kể cho Ông bạn nghe chuyến đi thăm dò ngư trường thất bại hôm chủ nhật thì được thêm mấy thông tin thế này:

–         Loại cá ở IALY : Loại cá khá là phong phú, ngoài cá sông thiên nhiên ra (cá thát lát, cá trắng…)  còn được ” bổ sung” bằng nguồn cá từ các ao nuôi trong một khu vực rộng lớn từ Kontum đến Gia lai bị lũ ngập đột xuất sổng ra gồm có các loại như chép, trắm, rô phi. Điều này đã được kiểm chứng bằng trận lũ quét năm ngoái ở Đăktô, sau trận lũ cứ ra mấy cái cống qua đường ngồi trên đỉnh cống câu xuống một lát là được cả xâu cá rô phi to bằng bàn tay ở các ao chạy ra (câu mồi giun).

–         Mồi câu : Mồi giun và châu chấu có thể câu cá nhỏ, Cá sông lớn và cá chép có thể câu bằng mồi chế từ lòng đỏ trứng gà quết với ruột bánh mì (cái này thì bữa sau thử mới biết)

–         Xác nhận lại vị trí câu : Đúng là phải đi ghe vào trong núi mới có cá to, còn nếu câu ở khu vực bữa trước thì chỉ bằng hai ngón tay thôi ( Cá 45 kg thì chịu!).

Còn cái vụ cá không bị đánh lưới nhiều thì có lẽ là đúng vì hôm trước ngồi mấy tiếng đồng hồ mà chỉ thấy có mỗi một cái xuồng máy phành phạch chạy từ trong hồ về với một ngư ông trùm khăn đen thui che mặt chỉ chừa có 2 con mắt trông không khác “liên gia “ là mấy. Tuy vậy khi mới buông câu ngồi một chặp thì nghe một tiếng “Ục” vọng lại từ phía xa cách cũng hơn 3km ( mặt hồ rộng và phẳng nên tiếng vọng xa lắm), chiến hữu ngồi bên cạnh đoán là “ Mìn đánh đá “ nhưng chắc chắn là không phải vì mìn đánh đá thì phải nghe “Ục , Ục , Ục” mấy tiếng liên hoàn cơ ( nghề của chàng mà). “Ục “ một tiếng cú một như thế là  “ Ngư tặc “đấy!

Image

Hồ IALY

Chuyến sau chắc thành công hơn!

Tây nguyên, tháng 3-2007

Câu ghềnh

dungnhi : Ngồi lục lại ” cơm nguội”. Đây là một trong những bài viết đầu tiên cho diễn đàn của CLB Đà Nẵng – Hội An thời còn đang trú ngụ trên 4so9. Kỹ thuật trong bài này chủ yếu là thể loại ” câu nghe” rất đặc thù của các cần thủ Đà Nẵng. Hiện nay một số cần thủ Đà Nẵng của CLB Đà Nẵng – Hội An & Kè Tiên Sa cũng đã phát triển tương đối hoàn thiện kỹ thuật câu ISO chưa được đề cập đến ở đây.

CÂU GHỀNH

Nói đến Câu ghềnh, chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung ra phần nào một loại hình câu, cũng rất phổ biến trong thú vui câu kéo. Trong bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ với bạn đọc một chút kinh nghiệm cùng một chút cảm hứng tản mạn về loại hình câu vốn chứa đựng những nội dung rất phong phú đối với các cần thủ.

Đất nước ta, bờ biển trải dài mấy ngàn km từ bắc chí nam, ghềnh đá là nơi gặp gỡ của nước và non, nơi những dãy núi đâm ngang ra biển, nơi biển cả bao quanh những hòn đảo và bán đảo. Với những ai không đi câu thì ghềnh là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thể hiện sự hoành tráng và phóng túng của tạo hoá, còn đối với những cần thủ thì không những chỉ chung một cảm nhận như vậy mà còn là những nơi chỉ nhìn thấy thôi cũng gợi nên một thứ cảm xúc rất rất riêng đầy mong muốn khám phá.

Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã có những câu thơ rất hay thế này:

“ Để những khi bọt tung trắng xoá

Và gió về bay toả  nơi nơi”

Chắc hẳn hai câu thơ này không thể mô tả gì khác ngoài những nghềnh đá và biển cả.

ImageGhềnh đá Sơn Trà – Đà nẵng

Với Thi sĩ và những người chiêm ngưỡng thiên nhiên thì những điều ấn tượng nhất là sự hoành tráng và phóng túng của tạo hoá thăng hoa trong lúc biển cả thể hiện sức mạnh của mình, nhưng đối với các cần thủ câu nghềnh thì lại khác, chắc hẳn trong họ không ai có thể mê mẩn với “ Bọt tung trắng xoá ““ Gió về bay toả khắp nơi nơi” được mà họ mê mẩn với ghềnh khi trời yên biển lặng, sóng nước hiền hoà, khi màu nước mơ màng với những loại phù du rêu tảo dập dềnh theo con triều lên xuống, chỉ vì đơn giản là không có ai đi nghềnh để câu khi con sóng tung trắng xoá bao giờ.

Image

Dập dềnh con nước con

Trong các loại hình câu, câu ghềnh là một loại hình câu có lẽ mang nhiều đặc trưng của nghề câu kéo, nhất là với những cần thủ câu cho vui đời ( Xin tự nhận xét võ đoán một tý như vậy). Đó là sự gần gũi với thiên nhiên trong lành yên tĩnh mà phóng khoáng, là sự dẻo dai dũng cảm của môn thể thao leo núi, là sự kiên nhẫn khéo léo của nghề câu…

Những lúc ra ghềnh, các cần thủ câu cho vui đời muốn tìm cho mình một chỗ có thể trút bỏ những lo toan, tính toán, bận rộn, phiền não… của một cuộc sống ngày càng tăng tốc mà theo đó mỗi ngày mỗi tuần qua đi đã tích trữ quá nhiều Stress. Một “chỗ không ai ngồi”, bên trời nước trong một buổi sớm mai khi cái sinh khí của một ngày đang lên bao trùm biển cả, khi đêm xuống róc rách con sóng vỗ bên chân đá với những âm thanh của biển, của gió, của những con thuyền đánh cá phành phạch vào ra, của ánh đèn thành phố xa xa, của ánh trăng lóng lánh giải những vệt vàng trên biển. Chắc hẳn những phiền muộn nếu có cũng sẽ tiêu tan.

ImageCái chỗ không ai ngồi

Để ra được cái “chỗ không ai ngồi” ấy, cần thủ phải trải qua thử thách, lúc thì lội bộ qua các bãi đá, vượt qua các bờ vách hiểm trở chênh vênh hoặc lội qua những bãi đá ngầm. Đó là lúc để rèn luyện sự dẻo dai, dũng cảm và khéo léo, vì  nếu không cẩn thận hoặc một sơ sẩy sẽ mang lại một cú trượt chân trên sườn dốc hoặc tụt xuống lạch nước với những lưỡi hàu sắc bén sẵn sàng cứa đứt thịt da. Mà cũng phải ra đến những chỗ như thế mới có thể có được những chú cá như ý, cá lớn thường sống và kiếm mồi ở những chỗ nước có đủ chiều sâu, môi trường phong phú và ít bị con người đánh động.

Cũng là phù hợp với triết lý muốn có thành quả phải đổ mồ hôi.

ImageVách đá

ImageBãi ngầm

Đi câu ghềnh, chọn được con nước câu và vị trí câu đã đảm bảo trên 50% thắng lợi. Chỗ ngồi phải đủ diện tích và địa thế để “chiến đấu “ lâu dài suốt vài tiếng đồng hồ, cảnh trí đẹp và quan trọng hơn là phải là nơi trú ngụ hoặc lui tới của mấy chú ngư. Thông thường là những chỗ tụ nước có những lạch đá ngầm là nơi sinh sống của hàu biển, rêu tảo và những sinh vật nhỏ khác, địa hình lòng biển cảnh phức tạp hiểm trở thì cá càng nhiều.

Cũng chính vì thế mà sinh ra một nỗi khổ khác của những cần thủ câu ghềnh, đó là nạn mắc chì và lưỡi. Những bờ đá bám đầy vỏ hàu, những hốc đá sắc cạnh hoặc những dải san hô ngầm rất nhạy với chì, lưỡi và cước, chỉ một thoáng phất phơ là chì lưỡi và cước dính chặt vào chúng và trong những trường hợp như thế đa phần là phải dùng giải pháp kéo đứt để bắt đầu bằng một đoạn chì lưỡi khác.

Image

Cỗ máy nhai chì và lưỡi.

Như vậy, để chuẩn bị cho một cuộc câu ghềnh, cần thủ phải chuẩn bị hành trang đầy đủ nhưng gọn nhẹ và an toàn bao gồm : đồ câu gồm các loại chì lưỡi cước phù hợp; đèn pin cho những cuộc câu đêm hoặc lúc trở về khi trời tối ; áo mưa tiện lợi phòng những cơn mưa rào ập đến bất chợt trên biển … , tất cả được cho vào một chiếc ba lô hoặc túi xác du lịch để đeo lưng.

Cần câu dùng đọt lớn hay mảnh tuỳ theo loại cá, chiều dài phù hợp trong vòng 4m đến 5m, nếu ngắn sẽ khó lấy cá vì vướng đá , nếu dài quá sẽ vướng víu khi thao tác móc dây lưỡi và mồi.

Cá câu ở ghềnh là các loại thông thường : Mú; Hồng ; Hanh ; Tò hỏ ; Saky, dò , dìa  … vì vậy mồi câu mang theo thường nằm trong các loại tôm sống, cá nục, cua lột , bột mì…, nếu tôm sống thì cần có một cái giỏ (hoặc gô inox) để rộng cho tôm sống suốt buổi câu.

Để chống lại việc mất chì lưỡi do đá, có thế dùng nhiều cách, cách dùng phao như 4so9 đã giới thiệu cũng là một cách hiệu quả. Nếu không câu phao hoặc câu đêm thì phải dùng chì nhỏ để miếng mồi vừa đủ bồng bềnh trong nước mà không vướng đá, tuỳ vào con nước và độ gió có thể dùng lượng chì khác nhau, nước càng yên chì chỉ cần nhẹ, có khi chỉ cần một miếng chì kẹp là đủ, hoặc cũng có thể dùng một số mẹo vặt khác.

ImageCác loại chì

ImageChì bi

ImageChì kẹp

Buông cần, thu sợi dây vừa đủ căng để nhất cử nhất động của con cá khi ăn mồi, cần thủ đều có thể cảm được. Từng loại cá, từng cách ăn mồi, từng cách cương nhu để chinh phục chú cá giữa bãi đá ngầm cũng là một thử thách cần chinh phục. Đây phải nói là giai đoạn chứa đựng nhiều nhất những tinh tuý và là  “Chất gây nghiện” của câu ghềnh, giữa trời mây nước non, “thiền gia” ngồi đợi những chú cá bí ẩn, chiếc cần thư thái trên tay, tay khác cầm sợi cước. Từ lúc con cá chạm mồi đã  phải xác định là cá gì để bắt đầu đối phó. Cá Hanh có cú mổ mồi nhè nhẹ, tha mồi đi từ tốn trước khi bị giật xóc lưỡi vùng chạy, Cá Hồng và Cá Mú ngay từ khi đớp mồi là đã bắt đầu đưa cần thủ vào cuộc co kéo, Cá Chình từ từ nuốt mồi và rút xuống hang…, mỗi loài đều có những cách đối phó khác nhau.

Image

Lên bờ

ImageCác loại cá ghềnh

Đi câu ghềnh theo Tôi chỉ cần đem theo hai cần và hai ba loại mồi là đủ, nếu nhiều cần quá sẽ không quản lý nổi, gặp khủng long có khi lôi cần đi mất dạng. Khi thả mồi sẽ thử mấy loại một lúc, cá ăn mồi nào sẽ dùng mồi ấy để câu.

Cá ở nghềnh thông thường đều là những loại cá có chất lượng thực phẩm rất tốt, không ra khơi vào lộng, không mất quá nhiều thời gian và chi phí, Bạn cũng có thể có được một chuyến câu thú vị, giải tỏa Stress, mệt nhọc và có chiến lợi phẩm để chiêu đãi gia đình và bè bạn trong những ngày nghỉ cuối tuần.   

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2007.

Kỹ thuật chọn lưỡi câu

Kỹ thuật chọn lưỡi câu là kỹ thuật cơ bản mang tính quyết định cho môn chơi này. Đơn giản là vì lưỡi câu là thiết bị để móc dính vào con cá để từ đó lôi nó lên khỏi mặt nước, là thiết bị đầu tiwwn từ đó người câu khống chế con cá, là thiết bị  được con người phát minh ra được dùng phổ biến nhất đến thời điểm này cho nghề câu cá ( ngoại trừ cái ông Khương Tử Nha câu cá mà không phải câu cá ra).

Muốn câu được cá điều đầu tiên là lưỡi câu phải đóng/ dính được vào con cá. Điều này nghe thì hiển nhiên nhưng để đạt được ở mức độ hiệu xuất cao thì cũng không đơn giản, cũng cần phải có một số kỹ thuật cơ bản.

Câu cá gì lưỡi nấy

Có nghĩa là lưỡi câu phải phù hợp con cá về kích thước – quan trọng nhất là miệng cá và cách thức ăn mồi.

Với loại cá ăn tạp miệng rộng thì lưỡi phải lớn, những loài cá khỏe lưỡi phải đủ khỏe để khỏi bị doãi.

Đôi với loại cá khi nuối mồi vướng lưỡi sẽ phun lưỡi ra thì lưỡi phải gọn, có một số loại được thiết kế tạo hình dáng thuôn gọn để cá nuốt lưỡi không vướng.

Với loại cá nhỏ phải dùng lưỡi nhỏ thương ứng

Câu mồi gì thì lưỡi nấy

Câu các loại mồi sống, chết, động vật, thực vật … lưỡi câu đều khác nhau.

Câu mồi động vật ( giun, dời, tôm … ) dùng lưỡi đơn, câu mồi bột dùng lưỡi chùm ( rường)

Câu mồi tép cần lưỡi nhỏ, cọng lưỡi mảnh để móc mồi.

Độ sắc của đầu lưỡi cũng rất quan trọng, luôn đi theo giá thành của sản phẩm

Để chọn chính xác một loại lưỡi câu mang tạo hiệu quả cao nhất cho một lần buôn cần cũng là một nghệ thuật tinh xảo.

 

Xem thêm : http://dungnhidng.com