Câu cá IALY

dungnhi : Cuối năm lu bu đủ thứ chuyện không đi câu được, lại ngồi lục “cơm nguội”. Post lại bài này là để nhớ về một thời tung hoành trên miền cao nguyên. Chuyến đi không câu được cá nhưng baì viết này làm cho mấy người bạn mới quen sau này thành thân thiết của CLB 4so9 những giây phút cười vui vẻ. Bài này trước đây trên 4so9, sau này 4so9 “tân trang” nhà cửa mất sạch.

 

CÂU CÁ IALY

Phần 1 : Đánh phỏng chừng

Như đã dự định từ trước, chủ nhật này ( 18-3-2007) anh em sẽ làm một chuyến đánh thám thính thị sát cái hồ IALY xem sao. Mấy ngày trước đã thăm dò anh em ở khu vực được biết là cái hồ này cũng được lắm, mấy con sông lớn ở đây như Đăkpôcô , Đăkbla … đều đổ vào đây cả, nước hồ sâu nên cá ít bị bắt do lưới.

7h sáng anh em lên đường.

Vứt lên xe 4 cái cần máy và 3 cái cần trúc xếp, mấy túi đồ câu và mồi. Mồi được chế tác từ đêm qua, tôm không có, gián thì ghê (ặc), giun thì không đã tay, bởi vậy nên chế đại ‘ cá nục phi lê ‘ và bột – cái món vẫn hay dùng cho lũ cá biển (ặc ặc), vì đã biết cá gì ăn mồi gì ở cái đất này!

Xe ta bon bon trên dặm đường, núi đồi Tây nguyên lô nhô, tháng 3 Tây nguyên mùa con ong đi lấy mật… trong đầu tưởng tượng ra toàn cá là cá, con nào con nấy tươi rói bị móc mang treo lủng lẳng ( nhưng mà không tưởng tượng nổi hình thù như thế nào vì đã biết thế nào đâu mà tưởng tượng).

Đi 80 km, đến ngã rẽ từ QL14 vào nhà máy thuỷ điện, rẽ phải đi thêm 25 km nữa là đến khu vực hồ, rẽ thẳng xuống khu du lịch sing thái chui luôn ra mép nước (Khu vực ngoài đập chính). Chậc, được đây, không hổ danh IALY, mặt hồ ngút ngát, tít phía xa còn khuất sau nhũng ngọn núi không biết đến đâu!

Image

Image

Đập thủy điện IALY

Chọn chỗ ngay mép nước, độ sâu vừa đủ khoảng vài mét, trên mặt từng bầy cá dạng cá mương mình dài ăn nổi đang đớp bóng (cá nhỏ thôi -chằng bằng ngón tay trỏ), bên dưới lâu lâu thấy tăm nổi.

Buộc lưỡi, một loáng 4 cái cần máy đã ngóc đầu bên bờ hồ. 10h sáng.

Gío mặt hồ liu hiu, sóng mặt hồ lăn tăn!

4 cái cần máy ngóc đầu bên bờ hồ rất khí thế, nhưng mà mỗi cần mỗi góc,  vì nói như cái Bác viết bài “ Những kẻ giời đày” thì những kẻ này đi thì hay đi chung cho vui nhưng ngồi thì ngồi riêng thu lu và không nói với nhau một câu nào.

4 cái cần, hai loại mồi đều thả xuống để xem động tĩnh thế nào. Không có cái cần nào dùng phao vì chỉ thích thú cái cảm giác truyền lên tay khi con cá động vào mồi, mổ một cái rồi tha cục mồi chạy đi của lũ cá biển…(ặc).

10 ph, rồi 15 ph, sợi cước của cây cần bên trái bỗng động đậy rồi “cộc”…, “phực” … hì, đến rồi đấy hả!!! nín thở chờ đến khi thấy cái cảm giác ngon ăn nhất thì vút cái đầu cần lên, chỉ có mỗi cái cảm giác cục mồi tụt khỏi miệng cong cá, hề, thất bại!!!

Bên đầu kia mấy cái cần nữa cũng vút lên như thế nhưng nhìn sang thì chỉ thấy mấy chiến hữu cười nhăn nhở, hề, chưa ăn thua!

Suốt 2 h đồng hồ, cứ mổ, kéo rồi dựt cũng chẳng được con ma nào, hoá ra lũ cá ở đây cái miệng nhỏ hơn miếng mồi!!!

12h 15, điện thoại di động nhận tin nhắn : “ Thất bại rồi, kiếm chỗ khác thôi!”, thì đi!!!, nhưng sang bờ bên kia, đi thẳng lên mặt đập vào trong núi, mới nãy thấy một chiếc du lịch 54 chỗ chạy trên mặt đập với toàn tiếng thanh niên hát vang” Việt nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh…”

Nhưng trước tiên phải kiếm cái chi cho vào bụng đã.

Theo lời chỉ của Đ/c bảo vệ tại cổng nhà máy, cách phía ngoài 500 m có một quán “ Hà Nội”. Người chủ quán có nụ cười rất niềm nở “ mời các anh vào ăn cơm”.

Tranh thủ lúc Bà chủ dọn bàn , thăm dò Ông chủ mấy câu để tìm hiểu “ Ngư trường” : –  Anh ơi, cái hồ này có ai đi câu không ?

–  Có chớ, nhiều lắm, nhất là thứ 7 chủ nhật như thế này. Cá ở đây dễ ăn lắm, thả xuống ăn liền.

– Cá to không Anh?

– To chớ, bằng hai ngón tay nè.( ặc)! , Nhưng mà câu cho dzui thôi, mấy Ông câu chuyên nghiệp thì phải đi ghe vào tận trong núi kia , mà mấy Anh đi câu thì phải có mấy cô em đi theo thì mới dzui được, mới có cá được!

Hề, có mấy cô em đi theo thì câu kéo được cái chi được, cái thời đó qua quá lâu rồi!!!

1h chiều, mua vé vào cổng Nhà máy( 10.000 đ một người – không tham quan , chỉ đi câu thôi), băng qua mặt đập- cái đập chắn ngang dòng Sêsan cao cũng đến gần 100m  vào sát chân núi, có một quả đồi nhô ra mặt nước được gọi là “Đảo CNN”, dân Mỹ nghe mà xỉu!!!.

Buông cần! nhưng suốt 2h vẫn không có gì khá hơn!

Image

Image

Những gã giời hành

Đến 3 h chiều thì trời nổi dông, chỉ có gió, kéo theo một ít mây, không có mưa, chỉ có mặt hồ ngờm ngợp những con sóng bị gió xô lên bờ ràm rạp!.

Thế thì không thể làm ăn được gì nữa, chuồn thôi!

Trên đường về mưa mịt mù !

 

Phần 2. cafe sáng

Sáng thứ 2 đầu tuần (19-3-2007) ngồi Café với ông bạn già hôm trước đã từng nói về IALY có nhiều cá do nước sâu và không bị đánh lưới, kể cho Ông bạn nghe chuyến đi thăm dò ngư trường thất bại hôm chủ nhật thì được thêm mấy thông tin thế này:

–         Loại cá ở IALY : Loại cá khá là phong phú, ngoài cá sông thiên nhiên ra (cá thát lát, cá trắng…)  còn được ” bổ sung” bằng nguồn cá từ các ao nuôi trong một khu vực rộng lớn từ Kontum đến Gia lai bị lũ ngập đột xuất sổng ra gồm có các loại như chép, trắm, rô phi. Điều này đã được kiểm chứng bằng trận lũ quét năm ngoái ở Đăktô, sau trận lũ cứ ra mấy cái cống qua đường ngồi trên đỉnh cống câu xuống một lát là được cả xâu cá rô phi to bằng bàn tay ở các ao chạy ra (câu mồi giun).

–         Mồi câu : Mồi giun và châu chấu có thể câu cá nhỏ, Cá sông lớn và cá chép có thể câu bằng mồi chế từ lòng đỏ trứng gà quết với ruột bánh mì (cái này thì bữa sau thử mới biết)

–         Xác nhận lại vị trí câu : Đúng là phải đi ghe vào trong núi mới có cá to, còn nếu câu ở khu vực bữa trước thì chỉ bằng hai ngón tay thôi ( Cá 45 kg thì chịu!).

Còn cái vụ cá không bị đánh lưới nhiều thì có lẽ là đúng vì hôm trước ngồi mấy tiếng đồng hồ mà chỉ thấy có mỗi một cái xuồng máy phành phạch chạy từ trong hồ về với một ngư ông trùm khăn đen thui che mặt chỉ chừa có 2 con mắt trông không khác “liên gia “ là mấy. Tuy vậy khi mới buông câu ngồi một chặp thì nghe một tiếng “Ục” vọng lại từ phía xa cách cũng hơn 3km ( mặt hồ rộng và phẳng nên tiếng vọng xa lắm), chiến hữu ngồi bên cạnh đoán là “ Mìn đánh đá “ nhưng chắc chắn là không phải vì mìn đánh đá thì phải nghe “Ục , Ục , Ục” mấy tiếng liên hoàn cơ ( nghề của chàng mà). “Ục “ một tiếng cú một như thế là  “ Ngư tặc “đấy!

Image

Hồ IALY

Chuyến sau chắc thành công hơn!

Tây nguyên, tháng 3-2007

8 thoughts on “Câu cá IALY

  1. Em cũng từng bị thát baịi ở hồ yaly nà.hix😎 mà chưa có dịp đi lại.em chuyên câu cá lăng thoi.nếu có thể thì dip nào đó a e ta bị giòi hành chung một chuyến nhẫy? Nếu bác dđọc được comment này thì kết nối qua sđt
    Này nha!: 01648 345 148 rất hân hạnh đc làm quen ❤

    • là em Văn đây,lên đổi lại số đt. giờ nó là 0971 0986 91 .không biết khi nào mới có dịp đi yaly câu lại.vừa lấy lại được sđt của mr Bộ ( chú làm tư vấn du lịch và hướng dẫn viên ở yaly ) .lần trước được chú dẫn vào hạ lưu chỗ dưới cửa xả thủy điện yaly câu cá lăng đuôi đỏ. lâu quá rồi không gặp lại ,nhớ quá đi thôi 🙂

  2. Em cũng từng bị thát baịi ở hồ yaly với chuyến đi câu 2 ngày một đêm nà.hix😎 mà chưa có dịp đi lại.em chuyên câu cá lăng thoi.nếu có thể thì dip nào đó a e ta bị giòi hành chung một chuyến nhẫy? Nếu bác dđọc được comment này thì kết nối qua sđt
    Này nha!: 01648 345 148 rất hân hạnh đc làm quen ❤

    • Xin lỗi bạn, bây giờ mới đọc được tin comment. Rất vui được làm quen. Lâu lắm rồi mình ko lên lại trên đó,
      Câu cá lăng thế nào hả bạn?

  3. số đt em nè 0971 0986 91 khi nao có thời gian ae ta hẹn nhau đi câu yaly lại cho đã ghiền. cá lăng thì câu cũng đơn giản thôi.cứ lưỡi đơn, chì chạy, câu sát đáy .Mồi thì thuốc mắm cá linh trôn bông gòn (nếu là cá lăng vàng ) hoặc mồi trùn hổ loại lớn ( nếu là lăng đuôi đỏ ). nhưng nghe mấy chú ở yaly nói trên đó bống tượng to lắm, tới 1 hay 1,5 kg/ 1em lận.nghe nói mà ham 🙂 .em tên Văn ở chư sê, anh ở đâu vậy? rất hi vọng được giao lưu câu cá chung 🙂

    • Ối trời, mấy năm rồi mới thấy comment này, xin lỗi bạn nha – mình ở Đà nẵng, dao đó lên công tác ở Kontum, giờ về lại rồi!

Leave a comment